Cách nuôi cá Hải Long (cá ngựa nước ngọt) trong hồ thủy sinh
Nếu bạn đã chán với các loại cá thủy sinh nhỏ như: cá bảy màu, cá neon, cá trân châu, cá mún thì Cá Hải Long (cá ngựa nước ngọt) là một loài cá cảnh đẹp, một sự lựa chọn thay thế cho hồ thủy sinh.
Cá hải long có tên khoa học oryichthys boaja (Bleeker, 1851), tên tiếng Anh Long – snouted pipefish hay Freshwater pipefish thuộc bộ: Syngnathiformes (bộ cá ngựa), họ: Syngnathidae (họ cá ngựa). Cá hải long là nguồn cá tự nhiên bản địa ở hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai Việt Nam, hiện đã được nghiên cứu thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997). Cá hải long chủ yếu được khai thác trong tự nhiên ở một số nước Đông Nam Á phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Cá hải long sinh sản bằng cách đẻ trứng, cá hải long trưởng thành đạt chiều dài 41 cm thích hợp nuôi trong bể cá cảnh có thể tích 300 (L), chiều dài tối thiểu 120 cm, bể trang trí hỗn hợp với nhiều cây thủy sinh, ánh sáng nhẹ, giá thể đá, gỗ... Cá thường sống gần các bụi cây thủy sinh, di chuyển nhẹ nhàng, đôi khi trôi lơ lững, không nên nuôi chung với các loài cá hiếu động.
Thông số nước bể nuôi cá hải long: Nhiệt độ nước từ 20 – 27 oC, độ cứng nước (dH): 5 – 12, độ pH: 6,0 – 8,0. Cá hải long thích hợp nuôi trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhẹ (2‰), yêu cầu môi trường nước sạch, lọc nước ở mức độ cao. Cá yêu cầu mức độ chiếu sáng yếu và sục khí ở mức vừa phải.
Thức ăn cho cá hải long: Cá hải long ăn động vật nhỏ, thức ăn của chúng là các loại tép bò, trùng chỉ, giáp xác nhỏ, côn trùng nhỏ.
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/10/cach-nuoi-ca-hai-long-ca-ngua-nuoc-ngot-trong-ho-thuy-sinh.html
Cá hải long có tên khoa học oryichthys boaja (Bleeker, 1851), tên tiếng Anh Long – snouted pipefish hay Freshwater pipefish thuộc bộ: Syngnathiformes (bộ cá ngựa), họ: Syngnathidae (họ cá ngựa). Cá hải long là nguồn cá tự nhiên bản địa ở hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai Việt Nam, hiện đã được nghiên cứu thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997). Cá hải long chủ yếu được khai thác trong tự nhiên ở một số nước Đông Nam Á phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Cá hải long sinh sản bằng cách đẻ trứng, cá hải long trưởng thành đạt chiều dài 41 cm thích hợp nuôi trong bể cá cảnh có thể tích 300 (L), chiều dài tối thiểu 120 cm, bể trang trí hỗn hợp với nhiều cây thủy sinh, ánh sáng nhẹ, giá thể đá, gỗ... Cá thường sống gần các bụi cây thủy sinh, di chuyển nhẹ nhàng, đôi khi trôi lơ lững, không nên nuôi chung với các loài cá hiếu động.
Thông số nước bể nuôi cá hải long: Nhiệt độ nước từ 20 – 27 oC, độ cứng nước (dH): 5 – 12, độ pH: 6,0 – 8,0. Cá hải long thích hợp nuôi trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhẹ (2‰), yêu cầu môi trường nước sạch, lọc nước ở mức độ cao. Cá yêu cầu mức độ chiếu sáng yếu và sục khí ở mức vừa phải.
Thức ăn cho cá hải long: Cá hải long ăn động vật nhỏ, thức ăn của chúng là các loại tép bò, trùng chỉ, giáp xác nhỏ, côn trùng nhỏ.
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/10/cach-nuoi-ca-hai-long-ca-ngua-nuoc-ngot-trong-ho-thuy-sinh.html
Nhận xét
Đăng nhận xét